http://nguyenhoangcentury.vn/Upload/News/cach-tinh-dien-tich-kho-lanh-1.jpg;

Cách tính toán thể tích, dung tích cho kho lạnh

Kho lạnh được áp dụng vào các khu công nghiệp, nhà máy chế biến, kho xưởng, hộ gia đình dùng cho việc bảo quản sản phẩm, hàng hóa theo mục đích sử dụng của người sử dụng hoặc theo từng loại hàng hóa. Ngoài việc chọn lựa nhà thầu lắp đặt uy tín để tìm ra giải pháp phù hợp thì việc biết tính toán dung tích kho lạnh cũng giúp khách hàng có thêm nhiều kiến thức bổ ích, dưới đây là chia sẻ của chúng tôi về cách tính thể tích, khối lượng tải, diện tích cho một kho bảo quản.

Thi cong lap dat kho lạnh

>> Chủ đề liên quan

1. Thể tích của kho lạnh

Xác định thể tích kho lạnh phù hợp với lượng sản phẩm cần tiến hành bảo quản bằng công thức:

  • V = E/ gv  (Đơn vị tính m3)

Trong đó:

E: Năng suất kho kỳ vọng – lượng sản phẩm kho có thể bảo quản (Đơn vị tính: Tấn)

gv: định mức chất tải kho lạnh (Tấn/m3)

* Định mức chất tải kho lạnh ở các loại sản phẩm cũng có sự khác biệt:

STT

Loại sản phẩm

Định mức chất tải

1

Thịt bò đông lạnh 1/4 con

0,40

2

Thịt bò đông lạnh 1/2 con

0,30

3

Thịt bò đông lạnh 1/4 và 1/2con

0,35

4

Thịt cừu đông lạnh

0,28

5

Thịt lợn đông lạnh

0,45

6

Gia cầm đông lạnh trong hòm gỗ

0,38

7

Cá đông lạnh trong hòm gỗ hoặc cactông

0,45

8

Thịt thân, cá đông lạnh trong hòm, cactông

0,70

9

Mỡ trong hộp cactông

0,80

10

Trứng trong hộp cactông

0,27

11

Đồ hộp trong các hòm gỗ hoặc cactông

0,60

12

Cam, quýt trong các ngăn gỗ mỏng

0,65

13

Mỡ trong các hộp cactông

0,45

14

Trứng trong các ngăn cactông

0,70

15

Thịt trong các ngăn gỗ

0,26

16

Giò trong các ngăn gỗ

0,38

17

Thịt gia cầm đông lạnh trong các ngăn gỗtrong ngăn cactông

0,30

18

Nho và cà chua ở khay

0,44

19

Táo và lê trong ngăn gỗ 

0,38

20

Cam, quýt trong hộp mỏng

0,30

21

Cam, quýt trong ngăn gỗ, cactông

0,31

22

Hành tây khô

0,32

23

Cà rốt

0,30

24

Dưa hấu, dưa bở

0,30

25

Bắp cải

0,32

26

Thịt gia lạnh hoặc kết đông bằng giá treotrong công ten nơ

0,40

2. Diện tích chất tải

Tính diện tích chất tải kho lạnh bằng công thức:

  • F= V/h (đơn vị tính: m2)

Trong đó:

F: Diện tích chất tải (m2)

V: Thể tích kho (m3)

h: Chiều cao chất tải của kho lạnh (m)

Xác định các thông số chiều cao:

  • Chiều cao chất tải phụ thuộc vào chiều cao của kho lạnh, gọi là H1. Công thức tính chiều cao kho lạnh H1 = H – 2 (H là chiều cao phủ bì kho lạnh và δ là độ dày cách nhiệt). Chiều cao chất tải ở đâu chính bằng chiều cao thực trừ đi khoảng không gian cần thiết để gió lưu chuyển, tối thiểu phải đạt từ 500-800 mm.
  • Chiều cao chất tải còn chịu phụ thuộc vào cách bố trí và xếp hàng hóa trong kho lạnh. Ở những kho sử dụng giá để xếp hàng hóa thì chiều cao chất tải sẽ lớn hơn so với những kho không sử dụng giá để.
  • Ở một số loại kho lạnh được thiết kế sẵn, kích thước theo tiêu chuẩn phổ biến là 3000 mm, 3600 mm, 4800 mm, 6000mm. Nhưng ở các kho thiết kế, chiều cao này có thể thay đổi tủy theo nhu cầu sử dụng của từng khách hàng.

Xác định thông số chiều dày cách nhiệt:

  • Chiều dày cách nhiệt kho lạnh nằm trong khoảng 50 -200 mm tùy thuộc nhiệt độ vảo quản và đặc tính của panel vỏ kho.

>>Chủ đề liên quan

3. Diện tích xây dựng kho lạnh

Trên thực tế, diện tích xây dựng kho lạnh ngoài không gian chứa hàng còn cần để các khoảng hở cần thiết để không khí có thể lưu thông, có không gian cho người sử dụng di chuyển, có không gian cho lắp đặt dàn lạnh. Cho nên, diện tích không gian xây dựng sẽ lớn hơn so với không gian chỉ để chứa đủ sản phẩm.

Công thức tính diện tích xây dựng:

  • FXD= F/ T (đơn vị tính m2)

Trong đó:

FXD: diện tích cần xây dựng (đơn vị m2)

F: diện tích chất tải

βT: Loại hệ số được sử dụng để tính đến diện tích không gian đi lại, diện tích khe hở giữa các sản phẩm và diện tích cho lắp đặt dàn lạnh.

Xác định Hệ số sử dụng diện tích βT:

STT

Diện tích buồng lạnh m2

βT

1

Dưới 20

0.50 – 0.60

2

Từ 20 đến 100

0.70 – 0.75

3

Từ 100 đến 400

0.75 – 0.80

4

Trên 400

0.80 – 0.85

Sau khi xác định được diện tích thực tế để xây dựng kho, người thiết kế sẽ dựa vào giới hạn không gian có thể xây dựng để đưa ra số đo các chiều rộng và chiều dài của kho.

  • Một bảng đổi nhanh để xác định kích thước kho

Năng suất kho (MT)

Kích thước ngoài rộng x dài x cao (mm)

25 tấn

5400 x 5400 x 3000

50 tấn

10800 x 5400 x 3000

100 tấn

10800 x 10800 x 3000

150 tấn

16200 x 10800 x 3000

200 tấn

21600 x 10800 x 3000

Bảng thông tin này chỉ có giá trị tham khảo, sử dụng trong việc ước lượng không gian sử dụng khi bắt đầu tìm hiểu về việc thiết kế, xây dựng kho. Để có thể đưa ra chính xác các số liệu trên cần dựa trên nhu cầu của khách hàng và tính toán cần thận, cân nhắc mọi yêu tố tác động từ môi trường xung quanh.

Trên đây là bài viết mà nhà thầu Nguyễn Hoàng muốn gửi đến các bạn để tham khảo sơ lược về cách tính ước lượng dung tích tải lạnh cho kho lạnh. Tuy nhiên tùy vào tình hình thực tế sử dụng sẽ có nhiều yếu tố ảnh hưởng nên có nhiều cách tính toán lựa chọn mang tính phù hợp hơn, tiện ích hơn. Để hiểu rõ hơn  quý khách hàng - đối tác có thể liên hệ chúng tôi theo thông tin bên dưới:

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NGUYỄN HOÀNG CENTURY - NHC GROUP

  • Địa chỉ: B42 Đường số 2, KDC Kim Sơn, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
  • Điện thoại: 028 7300 2006 - Phòng dự án: 0283 7734 279 | 0913 733 557
  • Email: info@nhc-group.vn - https://nguyenhoangcentury.vn/

Nguyễn Hoàng Century chúng tôi rất mong có cơ hội là người bạn đồng hành của mọi doanh nghiệp, mọi gia đình!

HỎI/ĐÁP - ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT