http://nguyenhoangcentury.vn/Upload/News/quy-dinh-ve-chong-mat-rung-1.jpg;

Quy định về chống mất rừng và chống suy thoái rừng tự nhiên

Quy định về chống mất rừng được cụ thể hóa tại Khoản 2, Điều 14, Luật lâm nghiệp 2017, cụ thể: “Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án phục vụ quốc phòng, an ninh quốc gia; dự án cấp thiết khác được Chính phủ phê duyệt”. Ngoài ra, có những quy định rất chặt chẽ về điều kiện cũng như thẩm quyền quyết định chuyển mục đích rừng sang ngoài mục đích lâm nghiệp tại các Điều 19 và 20, Luật lâm nghiệp. Để chuyển rừng tự nhiên phải đáp ứng được các tiêu chí rất ngặt nghèo được quy định tại Nghị định số 83/2020/NĐ-CP.

Quy định về chống mất rừng

Trước thời điểm Luật Lâm nghiệp được ban hành, Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cũng quy định rõ: “không chuyển diện tích rừng tự nhiên hiện có sang mục đích sử dụng khác (trừ các dự án phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh, hoặc các dự án đặc biệt, cấp thiết do Chính phủ quyết định)… Chủ động, nâng cao năng lực, xử lý kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống cháy, chữa cháy và sạt lở đất rừng để hạn chế thấp nhất số vụ cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng” .

Đối với chống suy thoái rừng, Luật lâm nghiệp quy định tại các Điều 29, 30 và 31 về đóng cửa rừng tự nhiên, nghĩa là dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trong một thời gian nhất định để rừng tự nhiên được phục hồi. Trước đó, Chỉ thị số 13-CT/TW cũng nêu rõ: “dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên trên phạm vi cả nước; nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường đối với rừng sản xuất; ngăn chặn kịp thời, hiệu quả tình trạng suy thoái rừng”. Với quy định này, hiện tại gỗ được khai thác từ rừng tự nhiên đều là gỗ bất hợp pháp.

Quy định về chống chống suy thoái rừng tự nhiên đáp

Cùng với các văn bản nêu trên, Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ NN&PTNT quy định về quản lý và truy xuất nguồn gốc lâm sản nay được thay thế bằng Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT và Nghị định số 102/2020/NĐ-CP ngày 01/9/2020 của Chính phủ về quy định hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam cũng là khuôn khổ pháp lý rất quan trọng góp phần trực tiếp vào chống khai thác trái phép gỗ rừng tự nhiên, góp phần chống suy thoái rừng.

Như vậy, quy định pháp lý về chống mất rừng và suy thoái rừng tự nhiên hiện hành có thể vận dụng vào các dự án chuyển nhượng carbon rừng cho thị trường carbon bắt buộc cũng như các tiêu chuẩn VCS, ART/TREES, GS, PLAN VIVO, CCB cho thị trường carbon tự nguyện.

Doanh nghiệp cần bắt đầu từ đâu? 
Để tham gia vào thị trường carbon trong nước, doanh nghiệp cần xây dựng năng lực thực hiện kiểm kê KNK và lập kế hoạch giảm phát thải KNK phù hợp nhằm giảm cường độ phát thải KNK và đóng góp vào các mục tiêu khí hậu quốc gia. Ngoài ra, doanh nghiệp nên trang bị kiến thức về thị trường carbon cũng như các cơ chế định giá carbon trước khi tham gia vào thị trường đặc biệt này.
Nguyễn Hoàng Century - NHC Group chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn - đào tạo các tiêu chuẩn quốc tế về khí nhà kính và kiểm định carbon, cung cấp giải pháp và hướng dẫn doanh nghiệp kiểm kê khí nhà kính và tham gia thị trường carbon đáp ứng các yêu cầu luật định và yêu cầu từ khách hàng quốc tế.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
  • CÔNG TY CỔ PHẦN NGUYỄN HOÀNG CENTURY - NHC GROUP
  • Địa chỉ: B42 Đường số 2, KDC Kim Sơn, P. Tân Phong, Quận 7, TP.HCM.
  • Điện thoại: 028 7300 2006
  • Phòng dự án: 0283 7734 279 | 0913 733 557
  • Email: info@nhc-group.vn
HỎI/ĐÁP - ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT